Nguồn thức ăn Dinh dưỡng cho ngựa

Một con ngựa đang ăn cỏ, cỏ chính là nguồn thức ăn chính của ngựa

Mặc dù có hệ tiêu hóa khá phức tạp nhưng so với các con vật nuôi khác, chăn nuôi ngựa (đối với một số giống) cũng dễ dàng hơn, chi phí nguồn thức ăn ít, chủ yếu là chăn thả tự nhiên, ngoài ra vào mùa lạnh, cỏ mọc ít chỉ cần bổ sung thêm tinh bột cho ngựa ăn. Ngoài ra, ngựa là con vật nuôi thuần, không phá hoại hoa màu của người dân. Thông thường, hằng ngày ngựa được thả ngoài bãi và có thể tự kiếm khoản 40% lượng thức ăn cần thiết cho chúng.

Khi ngựa ở tại chuồng ngựa (stable), cần bổ sung một lượng thức ăn tương đương với 60% nhu cầu của chúng, bao gồm cả thức ăn thô và thức ăn tinh. Chia thức ăn ra cho ngựa ăn làm 2 bữa sáng và tối, cần cho ngựa uống nước tự do và bổ sung khoáng chất, có thể dùng bánh khoáng chuyên dành cho chăn nuôi ngựa, phù hợp với từng giai đoạn của ngựa. Dùng dây luồn bánh khoáng và treo trong chuồng, để cho ngựa liếm tự do, qua đó bổ sung khoáng chất cần thiết cho ngựa, từ đó giúp ngựa có chất để tăng sức đề kháng, phát triển hài hòa cơ thể.

Thức ăn xanh

Echium plantagineum là loại cỏ gây ngộ độc cho ngựaMột con ngựa hoang đang gặm cỏ trên đồi cát

Thức ăn thô xanh của ngựa thì thức ăn chủ yếu của ngựa là cỏ, bao gồm cỏ mọc tự nhiên và cỏ trồng vừa cho ăn tươi vừa làm cỏ khô dự trữ cho ngựa trong vụ đông xuân; cỏ đối với ngựa rất quan trọng vì chúng thuộc nhóm động vật gặm cỏ, có tập tính ăn hầu như chủ yếu là cỏ, trong văn hóa có câu “chiêu binh, mãi mã, tích thảo, dồn lương” tức là khi sắm ngựa chiến thì cũng phải trữ cỏ để dùng hoặc câu “nhong nhong nhong nhong, ngựa ông đã về, cắn cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn”.

Thức ăn thô còn bao gồm các loại phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cây ngô sau thu bắp, dây khoai lang, ngọn mía đây cũng là những thức ăn thô xanh tốt cho ngựa. Một số chủ nuôi ngựa gieo ngô dày rồi tỉa dần cho ngựa ăn. Để đảm bảo thức ăn tươi xanh quanh năm, ngoài việc sử dụng hợp lý bãi chăn, các Chủ ngựa cần dành một diện tích thích đáng để trồng các loại cỏ (cỏ dày, cỏ voi,...) mới chủ động nguồn thức ăn cho ngựa.

Cũng như con người, loài ngựa có thể dị ứng với thực phẩm. Chúng thường bị dị ứng lúa mạch và cỏ linh lăng. Triệu chứng thường thấy đó là phát ban. Khi đó nên liên lạc với bác sĩ thú y để chẩn đoán chính xác. Lưu ý nếu ăn phải những loại cây sau đây, ngựa có thể bị ngộ độc, bị bệnh, đau đớn hoặc thậm chí là chết:[14]

  • Thủy tùng, cỏ lưỡi chó (cực độc - gây chết ngựa)
  • Quả đầu
  • Dương xỉ diều hâu
  • Mao lương hoa vàng
  • Cây lanh
  • Mao địa hoàng
  • Laburnum
  • Cây độc cần
  • Cây mộc tặc
  • Cây nguyệt quế
  • Cây ớt mả
  • Cây sồi
  • Cây trúc đào
  • Cây khoai tây
  • Cây thủy lạp
  • Cây đỗ nguyên
  • Cây lúa miến
  • Cây cỏ ban

Một số loại thức ăn thô mà ngựa yêu thích như cỏ voi, cỏ TD 58, các loại phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, lá lạc, dây lang. Vào mùa đông, thức ăn thô tươi khan hiếm, có thể chuẩn bị rơm khô để làm thức ăn thô khô cho ngựa. Cho ngựa ăn phối hợp các loại cỏ chứ không nên chỉ sử dụng một loại cỏ, dùng nhiều cỏ chứa nhiều nước ngựa sẽ đau bụng. Lưu ý khi cho ăn thức ăn thô khô thì tỉ lệ thay thế 1 thô khô bằng 3 thô tươi. Tuyệt đối không để ngựa ăn thức ăn bẩn vì chúng rất dễ bị ngộ độc.

Cung cấp cho ngựa đủ số lượng carbohydrate cấu trúc, Carbohydrate cấu trúc có trong cỏ khô hoặc cỏ tươi là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của ngựa. Ngựa ăn cỏ khô hoặc cỏ tươi với số lượng lớn, vì đây là nguồn thực phẩm chính của chúng. Trên thực tế, ngựa ăn khoảng 7–9 kg (hoặc 1-2 % khối lượng cơ thể) cỏ khô mỗi ngày, vì thế phải cung cấp đủ lượng cỏ khô cho ngựa ăn. Cỏ khô cho ngựa ăn không nên nhiễm nấm mốc hoặc bụi bẩn. Cho ngựa ăn nhiều cỏ, ví dụ như cỏ đồng, cỏ dự trữ, cỏ khô hoặc rơm yến mạch để ngựa có thể thưởng thức trong suốt cả ngày. Điều này giúp duy trì trạng thái nhu động và tiêu hóa, cũng như tránh nảy sinh hành vi và sức khỏe.

Thức ăn tinh

Một con ngựa đang ăn cám tổng hợp

Ngoài thức ăn thô, cần bổ sung thêm thức ăn tinh cho ngựa. Đây là nguồn thức ăn quan trọng giúp cung cấp dinh dưỡng để ngựa phát triển tốt hơn. Muốn ngựa đạt năng suất cao, làm việc khoẻ, ngựa cái đẻ con to, nhiều sữa, ngựa con chống lớn cần phải cho ngựa ăn thức ăn tinh giàu Protein. Thức ăn tinh bao gồm thóc, cám ngô, cao lương được chế biến hoặc pha trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định nhằm cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho ngựa.

Cung cấp nguồn carbohydrate phi cấu trúc cho ngựa có chừng mực. Carbohydrate phi cấu trúc có trong yến mạch, ngô, và lúa mạch cũng là một phần thiết yếu cung cấp dinh dưỡng cho ngựa. Trong một ngày có thể cho chúng ăn ngũ cốc với số lượng ít. Mỗi ngày ngựa cần hấp thụ 200 gram ngũ cốc trên mỗi 45 kg khối lượng cơ thể, nên phân bố đều 2-3 phần ngũ cốc cho ngựa ăn trong ngày. Đong khẩu phần ăn của ngựa nhằm đảm bảo rằng đang cho chúng ăn với số lượng phù hợp. Nếu trời nóng, nên cho ngựa ăn ngũ cốc vào những thời điểm mát mẻ trong ngày, như là sáng sớm hoặc chiều tối muộn.

Thức ăn tinh khô như cám hỗn hợp, cám gạo hay các loại củ tươi như ngô, khoai, sắn. Đối với sắn, chỉ dùng làm thức ăn cho ngựa vào mùa đông, khi cây đã trút lá vì lúc này lượng nhựa đã giảm, tránh gây ngộ độc cho ngựa. Trước khi cho ngựa ăn, cần gọt vỏ, cắt nhỏ, ngâm trong nước 30 phút. Đối với cám, cần trộn nước để ngựa không bị sặc. Để chăm được đàn ngựa béo núng nính là điều không dễ. Ngày trước ngựa toàn ăn thóc với gạo. Mỗi ngày chúng có thể ăn cả chục kg, ngốn hết vài trăm ngàn. Nhưng ngựa ăn cỏ không thì gầy trơ xương, nhai cỏ cho đỡ buồn miệng, cái chính vẫn phải ăn lúa, gạo[15][16]. Khi kinh tế khó khăn những người nuôi ngựa chỉ muốn giữ lại cái nghề một thời, nên những con ngựa ngày xưa thay vì ăn lúa nay chuyển sang ăn cỏ

Đạm, khoáng

Thức ăn tổng hợp cho ngựa được bổ sung thêm đạm và khoáng

Thức ăn giàu protein (đạm) là cần thiết để ngựa con sinh trưởng và phát triển tốt, ngựa giống nâng cao khả năng sinh sản, ngựa làm việc duy trì được chức năng hoạt động của cơ thể, trong khẩu phần ăn hàng ngày cần có một tỷ lệ protêin nhất định. Protêin có trong thức ăn động vật và một số loài thực vật như các loại đậu đỗ, khô dầu, bột cá, bột thịt, ngựa không ăn thịt do đó các chất đạm có nguồn gốc từ động vật nên được pha chế tổng hợp thành các dạng bột, cám viên.

Ngựa thiếu protein lâu ngày thường dẫn đến hậu quả xấu: Ngựa con chậm lớn, còi cọc, ngựa lớn bị rối loạn chức năng sinh lý, giảm năng suất sinh sản và làm việc. Đôi khi, những bãi cỏ xanh rờn, non mơn mởn nhưng ngựa không ăn mà lại ăn những bãi cỏ khô cằn, héo úa vì trong đám cỏ khô có những loài ký sinh bám vào và nó là nguồn năng lượng cho ngựa[17] Thêm chất bổ sung vào chế độ ăn uống của ngựa để cung cấp protein, chất béo, vitamin, và khoáng chất. Mặc dù ngựa hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu có trong cỏ khô hoặc tươi, nhưng vẫn nên cho chúng ăn thêm chất bổ sung hằng ngày nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của ngựa.

Protein, chất béo, vitamin, và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu dinh dưỡng của ngựa nhưng không cần phải hấp thụ số lượng lớn. Khi cần thiết có thể sử dụng chất bổ sung. Nếu cảm thấy ngựa không nạp đủ vitamin và khoáng chất từ thức ăn, có thể dùng chất bổ sinh vitamin đặc biệt cho ngựa. Chỉ cần cẩn thận không cho chúng hấp thụ quá nhiều vitamin. hông thêm quá nhiều chất bổ sung vào chế độ ăn uống của ngựa. Dư thừa hay thiếu hụt vitamin và khoáng chất cũng gây nên vấn đề như nhau, chỉ nên dùng chất bổ sung nếu cần thiết.

Thức ăn có khoáng là thức ăn khoáng để ngựa con phát triển xương, ngựa lớn duy trì sự cân bằng Canxi và Phốt pho trong cơ thể, khẩu phần cho ngựa cũng cần có nhiều chất canxi và phốt pho như bột vỏ sò, bột đá, bột xương. Các nguyên tố vi lượng tuy cơ thể ngựa cần rất ít nhưng quan trọng vì nó đóng vai trò xúc tác, tham gia hầu hết vào các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể, thiếu sắt con vật bị thiếu máu, dẫn đến gầy yếu, dễ mắc bệnh tật.

Chế biến

Cỏ cho ngựa phải được xử lý sạch sẽ, không lẫn tạp chất, đặc biệt là không có các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu vì ngựa rất mẫn cảm và dễ đau bụng

Cho ngựa ăn thực phẩm và thức ăn gia súc chất lượng cao. Thực phẩm chất lượng kém thường bị nấm mốc và chua có thể gây đau bụng cho ngựa. Chúng sẽ không ăn thức ăn rẻ tiền hoặc ôi thiu, khiến tiêu tốn nhiều chi phí hơn trong thời gian dài. Sơ chế một số thực phẩm trước khi cho ăn, phải ngâm củ cải đường, nấu chín hạt lanh, nếu không sẽ rất nguy hiểm đối với ngựa. Ngũ cốc phải được cuộn lại hoặc nghiền nhỏ để ngựa có thể tiêu hóa được, nhưng nếu chưa xử lý thì cũng không quá nguy hiểm đối với chúng. Để ngựa thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá và con vật hấp thụ được chất dinh dưỡng một cách tối đa, các loại thức ăn phải được sơ chế trước khi cho ăn.

  • Các loại hạt ngũ cốc như ngô, thóc, cao lương cần nghiền nhỏ. Riêng thóc tốt nhất là ủ mầm. Nếu không có điều kiện nghiền thì trước khi cho ăn phải ngâm nước 1-2 giờ cho mềm.
  • Các loại củ quả: khoai lang, bí đỏ, cà rốt... cần rữa sạch đất cát, thái thành lát, hoặc băm khúc 3–4 cm. Củ sắn cần bóc vỏ, có thể chỉ cần cạo lớp vỏ lụa bên ngoài, băm khúc dài 3–4 cm rồi ngâm nước 4-5 giờ để phòng ngừa khỏi ngộ độc bởi chất axit xianhydric trong sắn.
  • Các loại cỏ: cây ngô, ngọn mía, lá mía, cây chuối... cần băm thái để ngựa ăn dễ. Ngọn mía và bã mía nên cho ăn tươi, trước khi cho ăn cũng nên chặt ngắn. Ngọn mía là thức ăn tốt đối với tất cả các loại ngựa, đặc biệt là ngựa làm việc.
  • Rơm khô nên vẩy nước muối cho mềm và kích thích tính thèm ăn của ngựa. Cũng có thể kiềm hoá rơm để tăng khả năng tiêu hoá. Băm rơm thành đoạn dài 4–5 cm, rải đều trên nền sân gạch, hoặc nền xi măng. Dùng nước vôi loãng 1% (1 kg vôi sống hoà tan vào 100 lít nước) tưới đều lên rơm. Cứ 1 kg rơm cần 6 lít nước vôi. Để 1 ngày đêm cho ráo hết nước vôi rồi đem cho ăn.
  • Thức ăn đã nghiền như cám, bột ngô, bột sắn... Trước khi cho ăn nên trộn thêm nước cho đủ ẩm. Các loại thức ăn bổ sung như bột cá, bột khoáng, muối ăn trộn đều vào thức ăn bột.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dinh dưỡng cho ngựa http://ohioline.osu.edu/b762/index.html http://arquivo.pt/wayback/20090708015738/http://oh... http://baophapluat.vn/bi-an-cuoc-song/dong-ho-gan-... http://baophapluat.vn/giao-duc/huyen-thoai-ngua-du... http://baophapluat.vn/rubic-cuoc-song/huyen-thoai-... http://baophapluat.vn/xa-lo-phap-luat/dan-ngua-tri... http://baotintuc.vn/van-hoa/ngua-dua-mo-ngay-tung-... http://baophuyen.com.vn/89/40391/buon-vui-nuoi-ngu... http://nld.com.vn/cong-doan/giu-lua-nghe-nuoi-ngua... http://nld.com.vn/viec-lam/nghe-cua-dam-me--nhan-n...